Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Cộng Đồng
Hãy Về Để Thấy Niềm Vui
Đã mấy năm vì dịch bệnh ngăn trở, mùa Xuân này khi trở lại, lòng chúng tôi rộn ràng với bao niềm vui khi thấy Hà Nội hôm nay đổi khác thật nhiều với Hà Nội những lần chúng tôi đã đến. Những ngày đầu của tháng ba, từ những con đường Hồ Tây, Hoàng Diệu, Phan Châu Trinh mang tên người anh hùng đất Quảng Nam đều rực lên sắc màu của hoa ban vàng gợi nhớ miền Tây Bắc và những cánh hoa phong linh tươi tắn kiêu sa ...

Chuyển động của đất trời qua 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông tưởng như vẫn đang lặng lẽ trôi, nhưng ở đó, đã rót vào tôi một nguồn sinh khí mới. Có lẽ, nhờ bởi ngoại cảnh rất thơ và rất tình ấy nên đã níu chân du khách đến với Hà Nội, trở lại Hà Nội.

Và đây, con phố dài Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám bóng cây che mát, tấp nập xe cộ qua lại, hai bên đường nhiều dãy nhà cao tầng mọc lên san sát, biểu trưng của sức sống tràn đầy thanh xuân thời đại hội nhập, mở cửa. Đây, chùa Một Cột trường tồn cùng năm tháng. Đây, công viên Thủ Lệ như lời nhắc của tiền nhân, rằng “hãy giữ lấy giọt nước mắt mặn nồng bên trong”. Đặc biệt, Hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết Vua Lê Lợi trả lại gươm thần cho Rùa vàng sau khi đánh thắng giặc ngoại xâm, tạc vào lịch sử tinh thần hòa hiếu của dân tộc Việt Nam. Qua cầu Thê Húc, vẫn còn đây di tích cổ kính Đền Ngọc Sơn. Dĩ nhiên, tôi không thể bỏ quên viếng thăm phố Hoàng Diệu, nơi còn in đậm dấu đạn quân thù bắn vào thành khi Tổng Đốc Hoàng Diệu trấn thủ.

Trải qua nắng mưa mà có lúc còn là giông bão, phố Hoàng Diệu luôn luôn thể hiện sức sống mãnh liệt của lịch sử. Dấu ấn Kinh Thành Thăng Long, hình ảnh quan Tổng Đốc Hoàng Diệu tuẫn tiết vào năm 1882 như một nhắc nhở thế hệ con cháu hãy noi gương tinh thần bất khuất chống trả ngoại xâm của ông cha.

Bằng trái tim rất Việt Nam của người tín hữu Tin Lành, nên muốn được đến tận nơi Nhà Thờ Tin Lành Hà Nội để tìm hiểu thực hư về vấn đề tự do tôn giáo. Hơn nữa vì người làm báo tôi cũng muốn chứng kiến sự thật qua lời kể của những người con cái Chúa, cùng những vị Mục sư quản nhiệm Hội thánh tại Hà Nội. Trên tinh thần ấy tôi đã đến địa điểm thứ nhất tại Nhà Thờ Tin Lành Hà Nội (số 2, Ngõ Trạm, Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm). Từ năm 1882 Mục sư, Tiến sĩ A.B. Simpson người sáng lập C&MA (Christian & Missionary Alliance) đã quan tâm đến khải tượng Việt Nam. Sau đó các giáo sĩ thành lập trụ sở C&MA tại Đà Nẵng vào năm 1911, cử Mục sư William Charles Cadman ra Hà Nội để thành lập Hội Thánh Tin Lành Hà Nội vào tháng 10 năm 1916. Đến năm 1938 nhằm đáp ứng sự tăng trưởng của tín hữu nên nhà thờ đã được mở rộng thêm diện tích (1934). Từ năm 1916 đến nay có tất cả 15 đời Mục sư quản nhiệm, người đầu tiên là Mục sư Cadman và hiện nay là Mục sư quản nhiệm Phạm Bá Hạnh.

Trong những năm trước đây, Hội Thánh Tin Lành Hà Nội từng có giai đoạn trải qua những sóng gió bên trong, do những bất đồng nội bộ. Nhưng rồi mưa tạnh gió ngừng, Hội Thánh đã được bình an thờ phượng Chúa. Và mỗi Chúa Nhật hội trường đầy kín con cái Chúa đến thờ phượng Ngài trong tự do, yên bình. Đức Chúa Trời liên tục mang lại kỹ năng sống, ban cho luồng sinh khí mới bằng những linh hồn mới được cứu rỗi, như một ân điển lạ lùng của Ngài dành cho những ai tiếp nhận Ngài.

Vâng, tự thẳm sâu tôi thầm cám ơn Chúa cho tôi và Y Lành cơ hội để được đến Nhà Thờ Tin Lành Hà Nội, hiểu thêm về những sinh hoạt và giải toả những điều tôi nghe nhưng chưa tận mắt nhìn thấy, hoặc chính tôi nghe qua việc Việt Nam có tự do tôn giáo hay không? Đây chính là nguyên nhân tôi tìm hiểu. Vì thế khi tiếp xúc với 2 vị Chấp sự trong nhà thờ là quý ông Trần Văn Lang và quý ông Nguyễn Hữu Nguyên, tôi đã đặt câu hỏi như sau:
- Hỏi (H): Mỗi Chúa Nhật nhà thờ có khoảng bao nhiêu người đi thờ phượng Chúa?
- Trả lời (TL) : Vào khoảng 300 người.
- H: So sánh những năm trước số người đi nhà thờ và sinh hoạt tăng hay giảm?
- TL: Từ 150 tăng lên hơn 300 tín hữu. Đôi khi thờ phượng Chúa vào ngày Chúa Nhật nhiều hơn.
- H: Về phía chính quyền có làm khó dễ gì trong việc thờ phượng Chúa không?
- TL: Không, chẳng những thế chính quyền đã cấp giấy phép cho việc truyền giáo và sinh hoạt trong nhà thờ một cách hợp pháp.
- H: Ở hải ngoại chúng tôi đôi khi có nghe Việt Nam không có tự do tôn giáo, nhất là đạo Tin Lành bị đàn áp và bắt bớ giam cầm. Xin nhị vị cho chúng tôi ý kiến về việc nầy?
- TL: Ông Lang và ông Nguyên (cười) cho biết: Sự tuyên truyền trên không đúng sự thật. Bằng chứng nhà thờ chúng tôi vẫn nhóm lại thờ phượng Chúa hằng tuần. Mọi sinh hoạt trong nhà thờ đều bình thường. Những hiểu lầm ấy theo chúng tôi nghĩ (ông Lang) do sự khác biệt văn hoá ở các vùng Tây Bắc. Bắt đầu từ năm 2015 có 2 nhóm tà đạo tên gọi là “Giê Sùa” và “bà cô Dợ ”lấy danh nghĩa đạo Tin Lành thờ phượng Chúa. Nhưng họ kêu gọi đạp đổ bàn thờ gia tiên tạo ra mầm mống chia rẽ, đồng thời phát tán nhiều video clip nhằm lôi kéo người Mông tham gia thành lập “Vương Quốc Mông” hay còn gọi là “Nhà nước Mông”. Hành động trên của 2 nhóm người nầy gây sự rối loạn xã hội. Vì thế chính quyền phải can thiệp để duy trì trật tự
cho người dân trên vùng Tây Bắc.



Để tìm hiểu thêm, chúng tôi liên lạc và tiếp xúc với nhóm Tin lành thứ 2, gồm có 5 vị Mục sư trẻ, trí thức. Đây là những người đã thành lập Hội Thánh với tên gọi: “Hội Thánh Tin Lành Lời Sự Sống”. Theo lời của Mục sư Phạm Tuấn Nhượng, đây là tổ chức Tin Lành bắt nguồn từ Thuỵ Điển. Hiện có khoảng 10.000 tín đồ trên toàn quốc. Riêng tại Hà Nội có hơn 1.000 tín hữu chia ra từng nhóm nhỏ và có 40 địa điểm trực thuộc được cấp phép hoạt động. Riêng Hội Thánh Tin Lành Sự Sống đang chờ giấy phép của chính quyền. Để xác định lại vấn đề tự do tôn giáo tại Việt Nam. Câu hỏi được chúng tôi lặp lại như trên: Việt Nam có tự do tôn giáo hay không? Những người theo đạo Tin Lành có bị chính quyền khó dễ và bắt bớ giam cầm hay không? Trả lời câu hỏi trên Ms Phạm Tấn Nhượng cho biết:

- Chúng tôi trở về nước (từ Nga) vào năm 2002 để thăm những con cái Chúa tại Việt Nam. Thật sự trong lòng chúng tôi có sức cưu mang rao giảng tin mừng. Đến năm 2004 sau những biến cố ban đầu, chúng tôi chính thức thành lập Hội Thánh Tin Lành Lời Sự Sống. Năm 2005 chúng tôi đã thành lập trường dạy kinh thánh. Chính nơi đây đã đào tạo được nhiều Mục sư. Đã có lúc
trải qua khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua nhưng Đức Chúa Trời đã đưa Hội Thánh sang tầm cao mới. Đến năm 2020 Hội Thánh đã được hỗ trợ và giúp đỡ từ chính quyền. Hội Thánh cũng đã đề ra mục vụ mang tên “yêu người bên cạnh” và
được đón nhận 63 tỉnh thành.

Riêng các tỉnh thuộc Tây Bắc số người tiếp nhận Chúa rất đông. Nhưng vì sự xung đột về văn hoá nên có sự xung khắc. Thêm nữa có một số người lợi dụng Tin Lành nhưng thực chất là tà đạo. Đây là loại tà đạo hết sức nguy hiểm, họ xuyên tạc kinh thánh để lừa bịp, lôi kéo và không chế quần chúng. Mặc khác, tổ chức chống lại nhà nước nên đã len lỏi lợi dụng vào Tin Lành để gây chia rẽ. Có người tự nhận là tín đồ đạo Tin Lành về nhà đạp đổ bàn thờ ông bà, cha mẹ mình. Đây chính là nguyên nhân gây rối loạn trật tự xã hội trong những cộng đồng cư dân nơi loại tà đạo này xuất hiện. Vì thế, chính quyền phải can thiệp để vãn hồi trật tự chứ hoàn toàn không phải đàn áp tôn giáo trên các vùng Tây Bắc. Hơn thế nữa phần đông người Việt Nam quan niệm rằng tôn giáo đóng giữ vai trò then chốt trong khía cạnh văn hoá, nó còn là thành tố
góp phần vào việc duy trì chủ quyền và phát triển đất nước.

Tỉnh Điện Biên có vị trí chiến lược trong vùng Tây Bắc đã triển khai nhiều biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo như Phật giáo, Tin Lành và Công giáo hoạt động. Đặc biệt Tin Lành chỉ hơn 1 năm được nhà nước cấp phép thờ phượng tăng lên 40%. Đơn cử như, bản người Mông, thuộc xã Chung Chải, huyện Mường Nhé có 77 hộ dân với 420 hộ khẩu được cấp phép điểm nhóm vào năm 2016 do ông Giàng Hồng Sinh quản nhiệm; kể từ ngày có phép, người dân đi nhóm đều đặn mỗi thứ Năm và thứ Bảy trong tuần; đặc biệt mỗi Chúa nhật gần 200 tín hữu đi lễ. Tại huyện Mường Nhé đa số người Mông theo đạo Tin Lành, kể từ năm 2020 đến nay có 70 điểm nhóm được đăng ký sinh hoạt. Trước thời điểm tháng 6 năm 2019, ở Điện Biên ước chừng chỉ có khoảng 30% điểm nhóm đăng ký hoạt động. Cuối năm 2019, Chính quyền tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị về tôn giáo nhằm thúc đẩy việc cấp phép cho các điểm nhóm sinh hoạt Tin Lành và chỉ nửa năm sau, đến tháng 6 năm 2020 đã có 302/341 điểm nhóm đăng ký hoạt động.

Ghi nhận một cách khách quan, đời sống tôn giáo tại Việt Nam có rất nhiều thay đổi nhất là sau khi nhà nước ban hành luật Tín ngưỡng tôn giáo, số lượng tín đồ Tin lành tại Việt Nam tăng liên tục. Năm 2023 có khoảng 1,22 triệu tín đồ, tăng lên khoảng 220.000 tín đồ so với năm 2013, trong đó, khu vực Tây Bắc tăng thêm khoảng 100.000 tín đồ, khu vực Tây Nguyên cũng tăng lên khoảng 100.000 tín đồ trong người dân tộc thiểu số. Hội thánh Tin lành ở Việt Nam hiện có hơn 1.500 chức sắc.

Cũng trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến 2023, số lượng nhà thờ Tin lành tăng thêm khoảng 200, hiện có 580 Nhà thời (từ 370 Nhà thờ vào năm 2013); số Điểm nhóm tăng lên gần 1.000 điểm nhóm (từ 4.600 năm 2013, hiện nay là 5.500); số Hội thánh địa phương tăng khoảng 250 hội nhóm và hiện đã lên tới 750 hội thánh. (Đây chỉ là số thống kê tương
đối).

Cũng trong thời gian chúng tôi ở Việt Nam, Mục Sư Billy Graham, Chủ tịch Hiệp Hội Truyền Giáo đã đến thăm Việt Nam có chương trình truyền giảng với chủ đề “ Xuân Yêu Thương” đã được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 4-5 tháng 3 với sự tham dự hơn 7.000 tín hữu và chức sắc Tin Lành.

Tóm lại, với tỷ lệ người tin Chúa lên đến 1,22 triệu và 302 điểm nhóm đăng ký hoạt động chính thức cùng với trên 7.000 tín hữu tham dự buổi truyền giảng của Mục sư Billy Graham vừa qua, đã nói lên tất cả tình trạng tôn giáo nói chung, Tin lành nói riêng tại Việt Nam hiện nay. Và nếu những ai vẫn còn hoài nghi, chúng tôi đề nghị hãy về Việt Nam để được tai nghe mắt thấy, đừng vì bạc tiền, ảo danh mà bóp méo sự thật. Nhất là nếu không đóng góp được gì cho quê hương thì lại càng không nên phản bội như hình ảnh Nguyễn Thân hay Hoàng Cao Khải trước đây.

Mong thay!!!


Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt
DanQuyen.com (Theo danquyen.com)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ (30-04-2024)
    Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng (27-04-2024)
    Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước (23-04-2024)
    Đài Loan hứng 93 trận động đất trong đêm (23-04-2024)
    Chàng trai Hà Nội 123 lần hiến tiểu cầu cứu người (22-04-2024)
    Người định cư Israel náo loạn bờ Tây, cảnh báo bạo lực leo thang (21-04-2024)
    Quảng Trị tăng cường kiểm soát, ngăn ngừa bệnh than xâm nhập vào nội địa (11-04-2024)
    Hải quan thông tin về hợp tác, hội nhập hải quan ASEAN (08-04-2024)
    Hơn 100 người di cư thiệt mạng ở ngoài khơi Mozambique và Tunisia (08-04-2024)
    'Bảo vệ cuộc sống, xây dựng hòa bình' (04-04-2024)
    Gió bão tàn phá nam Trung Quốc, người dân bị thổi bay khỏi nhà (03-04-2024)
    Cháy hộp đêm kinh hoàng ở Thổ Nhĩ Kỳ (02-04-2024)
    Vụ tấn công tại Moskva: Vẫn còn 95 người được cho là mất tích (27-03-2024)
    Nguy cơ về làn sóng tấn công khủng bố ở châu Âu (25-03-2024)
    Thi hài thuyền viên Việt Nam tử nạn ở Biển Đỏ đã được đưa về nước (24-03-2024)
    Tình hình người Việt Nam trong vụ khủng bố tại Nga (23-03-2024)
    143 người thiệt mạng trong vụ khủng bố ở Nga (23-03-2024)
    Cùng tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất 2024 (23-03-2024)
    Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lại không thông qua nghị quyết ngừng bắn ở Gaza (22-03-2024)
    Liên hợp quốc quan ngại về các hoạt động quân sự của Israel tại bệnh viện Al-Shifa (21-03-2024)

Các bài viết cũ:
    Thêm 5 ca nhiễm virus Marburg tử vong (22-03-2023)
    Chính thức đề xuất tăng thời hạn miễn thị thực từ 15 ngày lên 30 ngày (15-03-2023)
    Hồi chuông báo động sau vụ nữ du khách Nhật Bản bị quấy rối tập thể (15-03-2023)
    Nhật Bản có kế hoạch sơ tán người dân khỏi sóng thần bằng ô tô (11-03-2023)
    Hành động bị cấm ở công viên Nhật Bản (11-03-2023)
    Ngày hội Xuân Yêu Thương cùng Mục sư Franklin Graham tại TP.HCM (10-03-2023)
    Máy bay trực thăng cấp cứu y tế chở 5 người bị mất tích ở Philippines (01-03-2023)
    Tiếp tục xảy ra động đất mạnh rung chuyển miền Đông Thổ Nhĩ Kỳ (27-02-2023)
    Hàng chục thi thể dạt vào khu nghỉ mát nổi tiếng ở Italia (26-02-2023)
    Người thứ 5 trên thế giới được chữa khỏi HIV (21-02-2023)
    Cảm xúc vỡ òa của người lính Việt Nam khi cứu sống nạn nhân động đất (19-02-2023)
    Cựu cầu thủ Chelsea qua đời sau trận động đất kinh hoàng tại Thổ Nhĩ Kỳ (18-02-2023)
    Philippines: Máy bay mất tích không lâu sau khi cất cánh (18-02-2023)
    Thêm kỳ tích giải cứu nạn nhân 248 giờ sau động đất (16-02-2023)
    Báo cáo điều tra sơ bộ về vụ rơi máy bay ở Nepal làm 71 người chết (15-02-2023)
    Chia sẻ, động viên cộng đồng người Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ (14-02-2023)
    Học sinh Nhật Bản bị cấm mặc áo khoác trong mùa đông (14-02-2023)
    Nhói lòng cảnh an táng tập thể các nạn nhân động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ (10-02-2023)
    Thủ tướng tin tưởng cộng đồng người Việt tại Singapore lớn mạnh, phát triển hơn nữa (08-02-2023)
    Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản kỷ niệm sinh nhật lần thứ 63 của Nhà vua Nhật Bản Naruhito (08-02-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152902707.